Máy trộn bê tông là gì?

Trước khi đề cập đến máy trộn bê tông, ta hãy đi sơ lượt qua bê tông là gì? Bê tông là một vật liệu tổng hợp bao gồm các vật liệu tổng hợp được liên kết với xi măng. Khi những nguyên liệu này được trộn cùng với nước, chúng sẽ tạo thành một hỗn hợp sền sệt có thể đổ và đúc thành bất kỳ hình dạng nào. Để có được chất lượng bê tông tốt nhất, các thành phần này phải được trộn đều và theo một tỷ lệ nhất định. Nếu không được trộn đúng cách, nó có thể dẫn đến chất lượng bê tông kém.

su dung may tron be tong

Máy trộn bê tông là loại máy trộn xi măng, cốt liệu và nước với nhau để tạo thành bê tông sệt hoặc sệt. Một hỗn hợp bê tông tốt không chỉ cần trộn đồng nhất các thành phần mà còn phải xả hỗn hợp mà không làm ảnh hưởng đến tính đồng nhất của nó. Điều này có thể được đánh giá bằng độ đồng nhất và màu sắc của chất liệu bùn sau khi trộn.

Trong trường hợp không có máy trộn, cũng có thể trộn bê tông bằng tay. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng cho một lượng nhỏ. Ngoài ra, người lao động dễ trộn bê tông không đều, chưa đủ hoặc quá mức. Do đó, nên sử dụng thiết bị máy móc trộn để vật liệu bê tông đảm bảo chất lượng nhất có thể.

Có bao nhiêu loại máy trộn?

Trên thị trường hiện tại đang cung cấp rộng rãi ba loại máy trộn bê tông gồm: máy trộn tự do,và máy trộn cưỡng bức & máy trộn tự hành.

1. Máy trộn bê tông tự do

Máy trộn bê tông tự do hay còn gọi là máy trộn quả lê, quả táo hoặc máy trộn củ tỏi. Với loại máy trộn này, cánh trộn được gắn trực tiếp vào thùng trộn. Khi quay thùng trộn quay các cánh trộn sẽ quay theo và nâng một phần các cốt liệu trên cao sau đó rơi tự do xuống dưới thùng trộn và trộn đều với nhau chia thành hỗn hợp bê tông.

Ưu nhược điểm :

Ưu điểm:
  • Cấu tạo khá đơn giản
  • Tiêu hao ít năng lượng
Nhược điểm:
  • Thời gian trộn khá lâu
  • Chất lượng bê tông không cao

Loại trộn bê tông tự do được chia làm ba loại:

  • Máy trộn kiểu lật đổ: dùng để trộn bê tông lỏng phục vụ nhu cầu về lượng bê tông nhỏ
Cấu tạo máy trộng bê tông kiểu lật đổ

Cấu tạo máy kiểu lật đổ

  1. Thùng trộn                           10.19.16 . Đĩa xích
  2. Bánh răng bao trùm        11. Bánh căng xích
  3. Giá lật                                  12. Xích nâng
  4. Tay quay                             13. Ly hợp
  5. Thùng tiếp liệu                   14. Cần điều khiển
  6. Xích nâng                           15. Trục ngang
  7. Hộp giảm tốc                      17. Hãm
  8. Động cơ điện                      18. Bánh răng quay thùng
  9. Nối trục

  • Máy trộn kiểu cố định: trong suốt thời gian làm việc gồm tiếp liệu, trộn và dỡ thùng trộn luôn quay quanh trục ngang.
Cấu tạo máy kiểu cố định

Cấu tạo máy kiểu cố định

1. Thùng trộn
2. Cánh trộn
3. Đai đỡ thùng
4. Bánh răng bao thùng
5. Thùng tiếp nước
6. Phiếu tiếp liệu
7. Con lăn
8. Bánh răng quay thùng
9. Bộ truyền động đai
10. Máng nạp đỡ

  • Máy trộn nghiêng đổ: dùng để trộn vữa ướt. Khi tiếp liệu và trộn, thùng hơi chếch miệng so với phương ngang. Khi đổ, hạ miệng thùng xuống cho trục quay của thùng nghiêng xuống 45 độ so với phương ngang.
Cấu tạo máy trộn bê tông kiểu nghiêng đổ

Cấu tạo máy kiểu nghiêng đổ

1. Thùng trộn
2. Vành bao
3. Máng tiếp nước
4. Xi lanh nghiêng thùng
5. Giá đỡ thùng
6. Giá nghiêng thùng
7. Bánh kẹp
8. Con lăn dỡ thùng
9. Bánh răng quay thùng

2. Máy trộn bê tông cưỡng bức

Là loại máy trộn có thùng trộn cố định còn trục trộn được lắp trên cánh trộn, khi trực trộn quay sẽ trộn đều hỗn hợp các hạt phối liệu bê tông.

Ưu nhược điểm

Ưu điểm:
  • Năng suất cao
  • Chất lượng bê tông đồng đều
Nhược điểm:
  • Máy có cấu tạo phức tạp
  • Tiêu hao năng lượng điện


Có hai kiểu trộn cưỡng bức :

  • Máy trộn trục quay cánh trộn đứng:
Máy trục quay cánh trộn đứng

Cấu tạo máy trục quay cánh trộn đứng

1. Bộ truyền động đai
2. Trục truyền động ngang
3. Các trục truyền động đứng
4. Bộ truyền bánh răng nón
5. Bánh răng quay thùng
6. Bánh răng bao đáy thùng
7. Thùng trộn
8. Cánh trộn

  • Máy trộn sử dụng vít trộn quay ngang: máy hoạt động liên tục, gồm một vít trộn hay 2 vít quay ngược chiều được đặt trong ống bao. Đầu trục vít được nối với trục quay của bộ phận truyền và động cơ.

3. Máy trộn bê tông tự hành

Đây là loại máy trộn có thể di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác nhờ có người lái, nhằm giảm sút kinh phí vận chuyển. 

Máy trộn bê tông tự hành

Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm :
  • Dễ dàng trong việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
  • Trộn đều hỗn hợp bê tông nhanh đông kết hơn, tăng độ bền trong quá trình dùng.
Nhược điểm :
  • Giá thành thường cao hơn.

Ngoài những máy trộn tự hành truyền thống trên, hiện nay tại Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều Máy trộn tân tiến hơn nhờ có các chức năng tự nạp cốt liệu. Trong đó có Máy trộn bê tông tự nạp liệu Fiori – được nhập khẩu nguyên chiếc từ Italy. Đây là sản phẩm chính hãng được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Huỳnh Thy Group.

Máy trộn bê tông tự nạp liệu Fiori

Máy trộn bê tông tự nạp liệu Fiori

Xe được trang bị Gàu xúc, Cân điện tử, Bồn trộn, Hệ thống máy tính thông minh để điều khiển và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất Bê Tông ; và để vận hành chỉ cần 1 người duy nhất.

Ưu điểm nổi bật:

  • Giúp kiểm soát vật tư ngay tại công trình.
  • Hoạt động, di chuyển được trên nhiều địa hình.
  • Thay thế hoàn toàn trạm trộn và xe trộn.
  • Tính linh động cực kỳ cao
  • Chỉ cần một người vận hành
  • Chi phí vận hành, bảo trì thấp

Qua bài viết này, hy vọng quý khách hiểu rõ hơn về ba loại máy trộn này để có thể lựa chọn được loại máy phù hợp với hạng mục đang thi công.

Quý khách có nhu cầu tham khảo thêm về Máy trộn tự nạp liệu Fiori vui lòng liên hệ Hotline: 1900 96 96 64

FIORI VIỆT NAM
  • Địa chỉ: 96/26C Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
    Showroom & Workshop : QL51, Mỹ Tân, P. Mỹ Xuân, Tx. Phú Mỹ, T. Bà Rịa Vũng Tàu
  • E-mail: support@vnhuynhthy.com